top of page
Ảnh của tác giảKim Ngan Doan

Nên đeo nhẫn cưới tay nào và ngón nào là đúng nhất?

Trong bài viết giải đáp câu hỏi “Nên đeo nhẫn cưới tay nào và ngón nào?", bạn đọc sẽ có thể tìm thấy nhiều thông tin hữu ích giải đáp tại sao nhẫn cưới đeo tay nào từ các nền văn hóa khác nhau, đồng thời hiểu rõ hơn về ý nghĩa và sự đa dạng của việc đeo nhẫn cưới trong quan hệ hôn nhân.

1. Nam đeo nhẫn cưới tay nào?


Theo quan niệm truyền thống "nam tả nữ hữu” ám chỉ vai trò và trách nhiệm của nam giới trong mối quan hệ, nam giới thường đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái, vị trí gần trái tim. Biểu thị sự cam kết và tình yêu chân thành của họ đối với vợ. Đồng thời, việc đeo nhẫn ở ngón này cũng thể hiện vai trò bảo vệ, chăm sóc và chia sẻ của nam giới trong mối quan hệ hôn nhân.


2. Nữ đeo nhẫn cưới tay nào?


Trong khi đó cũng theo quy ước trên, nữ giới thường đeo nhẫn cưới ở ngón áp út bên tay phải. Biểu tượng của sự tin tưởng và sự chung thuỷ đối với gia đình.




3. Các yếu tố quyết định nhẫn cưới đeo tay nào?


Văn hóa quốc gia


Khi xem xét về cách đeo nhẫn cưới tay nào, mỗi quốc gia lại có những truyền thống và quan điểm riêng biệt. Ở Mỹ, việc đeo nhẫn cưới thường là một biểu tượng của tình yêu và cam kết. Nam giới thường đeo nhẫn ở ngón áp út tay trái, thể hiện sự bảo vệ và quan tâm đối với người phụ nữ. Trong khi đó, phụ nữ thường đeo nhẫn ở ngón áp út bên tay phải.


Ở Hy Lạp, người ta thường đeo nhẫn cưới ở ngón áp út để biểu hiện sức mạnh gắn kết trong mối quan hệ. Ngón áp út được coi là ngón yếu nhất, nhưng việc đeo nhẫn ở đây lại mang ý nghĩa của sự vững chãi và đồng lòng trong mối quan hệ vợ chồng.


Trong khi đó, ở Đức và Hà Lan, các cặp đôi thường đeo nhẫn đính hôn ở ngón áp út tay trái và sau khi kết hôn, họ chuyển đến đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay phải. Điều này có thể được coi là một phần của truyền thống cũng như biểu tượng của sự chuyển đổi từ tình yêu đến cam kết trong cuộc sống hôn nhân lâu dài.



Ở Trung Quốc, không có quy định cụ thể về việc đeo nhẫn cưới tay nào. Mặc dù vậy, người ta thường đeo nhẫn ở ngón áp út mà không phân biệt giữa tay trái và tay phải. Tương đương với quan niệm xem ngón cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa biểu hiện của cái tôi thì ngón áp út tượng trưng cho sự xuất hiện của người bạn đời.


Trong khi ở Việt Nam, dù truyền thống xưa cũ thường quy định nam giới đeo nhẫn ở ngón áp út tay trái và phụ nữ đeo ở ngón áp út tay phải, nhưng ngày nay, nhiều cặp đôi hiện đại vẫn chọn đeo nhẫn ở ngón áp út tay trái để thuận tiện hơn trong các hoạt động hàng ngày khi phải dùng tay phải, đồng thời thể hiện sự đồng lòng trong tình yêu hôn nhân.


Thời điểm đeo nhẫn cưới


Ngoài văn hóa của các quốc gia, khu vực và truyền thống địa phương. Các cặp đôi cũng có thể quyết định cách đeo nhẫn cưới tay nào tùy vào từng thời điểm thích hợp.


Ví dụ, việc đeo nhẫn cưới trước khi cử hành lễ ăn hỏi hoặc lễ cưới không được xem là may mắn. Thay vào đó, các cặp tân hôn phải để việc trao nhẫn cưới diễn ra trong nghi thức lễ cưới chính, dưới sự chứng kiến và chúc phúc của gia đình và bạn bè.



Đối với cô dâu, khi phải đeo cả nhẫn đính hôn và nhẫn cưới trong ngày cưới, có thể chọn bàn tay phải đeo nhẫn đính hôn và ngón áp út tay trái đeo nhẫn cưới theo quan niệm bên trái sẽ kết nối trực tiếp với trái tim. Hoặc đeo cả hai loại nhẫn cùng lúc ở hai ngón khác nhau trên cùng một tay, thường là ngón giữa và ngón áp út.


Sau khi kết hôn và về chung một nhà, cặp đôi có thể tiếp tục đeo cả hai loại nhẫn hoặc chỉ chọn một trong hai. Quan trọng nhất là đảm bảo sự thoải mái cho việc đeo nhẫn trong các hoạt động hàng ngày.

Bất kể cách lựa chọn đeo nhẫn cưới tay nào, điều quan trọng nhất vẫn là sự thoải mái và trân trọng những ý nghĩa mà chiếc nhẫn mang lại cho mối quan hệ của hai bạn. Hãy chọn cách phù hợp và đẹp nhất cho chính bạn, bởi những chiếc nhẫn này sẽ là biểu tượng của tình yêu và cam kết với nhau suốt cuộc đời.



Giới tính người đeo nhẫn cưới


Trong văn hóa Việt Nam, quan niệm "nam tả nữ hữu” trong thuyết âm dương được lưu truyền qua ngàn đời ý chỉ nam giới sẽ đại diện cho cực dương, còn nữ giới thì đại diện cho cực âm vẫn còn được áp dụng trong nhiều trường hợp, đặc biệt đối với các nghi thức lễ cưới truyền thống.


Hầu hết mọi sự sắp xếp trong hôn lễ luôn tuân theo phong tục “nam tả nữ hữu” như nghi thức trao lễ vật, dàn bê tráp nhà chú rể luôn đứng bên trái ngược lại dàn bê tráp nhà cô dâu sẽ luôn đứng bên phải. Tương tự với cách sắp xếp chỗ ngồi cho nhà trai, nhà gái trong lễ gia tiên và cả lựa chọn đeo nhẫn cưới tay nào cho cô dâu - chú rể cũng tuân theo quy tắc nam - nữ này.



5 Điều cấm kỵ khi vợ chồng đeo nhẫn cưới


Đeo nhẫn trước thời điểm diễn ra lễ cưới


Đeo nhẫn cưới trước khi lễ cưới diễn ra có thể mang lại xui xẻo và gây ra sự xáo trộn trong gia đình. Theo truyền thống, cặp đôi chỉ cần thỏa thuận đeo nhẫn cưới tay nào và thực hiện theo đó trong khi lễ hỏi hoặc lễ cưới được tiến hành, thể hiện sự tôn trọng cho tín vật tình yêu đặc biệt này.


Đeo nhẫn cưới ở ngón giữa


Đeo nhẫn cưới ở ngón giữa có thể gây hiểu lầm và làm mất đi ý nghĩa của chiếc nhẫn. Theo văn hóa Á Đông, việc đeo nhẫn ở ngón áp út tay trái mới được công nhận là hành động phản ánh tình yêu và sự bền vững trong mối quan hệ. Vì chỉ trên ngón áp út của bàn tay mới có các tĩnh mạch dẫn dắt sức mạnh tình yêu của cặp nhận về với trái tim người đeo, đồng thời tăng thêm sức mạnh niềm tin và tinh thần cho ngón tay yếu nhất trên cả bàn tay.


Cặp nhẫn cưới có hai chiếc khác nhau


Cặp nhẫn cưới thường được làm kiểu dáng giống nhau, thể hiện sự đồng lòng và gắn kết của hai vợ chồng. Chọn nhẫn cưới có hình thức quá khác nhau có thể dẫn đến mâu thuẫn và tranh cãi trong quan hệ.


Bán hoặc làm mất nhẫn cưới


Đánh mất nhẫn cưới được coi là đánh mất biểu tượng của tình yêu và sự gắn kết trong hôn nhân. Không nên bán hoặc làm mất nhẫn cưới, mà hãy giữ lại nhẫn cưới như một kỷ vật đặc biệt của quan hệ.


Chỉ vợ hoặc chồng đeo nhẫn


Nhẫn cưới là biểu tượng của mối quan hệ đôi bên. Chỉ có một trong hai vợ chồng đeo nhẫn cưới có thể tạo ra sự bất đồng và không đồng thuận trong quan hệ, có thể dẫn đến các vấn đề hậu quả.



Mobile - Ad banner.jpg
Desktop - Ad banner.jpg
bottom of page