top of page

5 Bước tiết kiệm chi phí tổ chức đám cưới nhà hàng

Đã cập nhật: 3 thg 9, 2023

Chi phí tổ chức đám cưới là một vấn đề muôn thuở khiến nhiều cặp đôi đau đầu khi không biết bắt đầu từ đâu và nên chi trả bao nhiêu là đủ cho ngày vui thêm phần trọn vẹn. Trong bài viết dưới đây hãy cùng WEDDINGBOOK tìm hiểu một số hạng mục quan trọng trong phần ngân sách tổ chức đám cưới và cách tối ưu chi phí chỉ với 5 bước đơn giản nhé!

Ưu điểm của việc tổ chức đám cưới nhà hàng


Trung tâm hội nghị - nhà hàng tiệc cưới vốn là địa điểm quen thuộc được nhiều cặp đôi lựa chọn làm nơi tổ chức đám cưới nhờ nhiều yếu tố tiện lợi như:

  • Tiết kiệm được thời gian tự chuẩn bị trước, trong và sau khi tổ chức đám cưới. Đội ngũ dịch vụ của trung tâm tiệc cưới sẽ thay cô dâu - chú rể lo các khâu tổ chức tiệc từ A - Z, nhờ đó cặp đôi sẽ có thể dành thêm nhiều thời gian cho bản thân, gia đình và bạn bè trong dịp trọng đại.

  • Tăng quy mô phục vụ của không gian đám cưới nhờ những sảnh tiệc có sức chứa trung bình từ 100 đến hơn 500 khách mời với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nhiều tiện ích hiện đại khác, thay cho các tiệc cưới tổ chức tại sân nhà chỉ có thể đón tiếp tối đa được khoảng 100 khách.

  • Thực đơn tiệc cưới được chế biến bởi đội ngũ đầu bếp nhà hàng giàu kinh nghiệm với món ăn đa dạng, nguyên liệu đảm bảo vệ sinh và khẩu vị đồng nhất.

  • Đa số không gian tổ chức đám cưới tại các nhà hàng tiệc cưới, trung tâm hội nghị đều được trang trí lung linh và đẹp mắt góp phần tăng tính thẩm mĩ và cảm xúc cho ngày hạnh phúc của cô dâu - chú rể.

Quy trình tổ chức đám cưới tại nhà hàng cơ bản


Thông thường, việc tổ chức đám cưới nhà hàng sẽ được đội ngũ chuẩn bị tiệc lên kịch bản trước từ những ý tưởng và mong muốn của cô dâu - chú rể, quy trình cơ bản bao gồm các bước giống như việc tổ chức hôn lễ tại tư gia nhưng có phần chỉnh chu, chuyên nghiệp và chi tiết hơn như:

  • Phần đón khách: Cha mẹ hai bên gia đình sẽ đến sớm ít nhất 1 tiếng trước giờ bắt đầu bữa tiệc để đón tiếp và mời quan khách vào chỗ ngồi. Một vài món ăn nhẹ sẽ được nhà hàng tiệc cưới chuẩn bị sẵn giúp những vị khách đến sớm cảm thấy thoải mái trong lúc chờ đợi.

  • Phần mở màn: Bộ phận kỹ thuật của trung tâm tiệc cưới sẽ bắt đầu trình chiếu một số hình ảnh và video Pre-wedding của cặp đôi. MC cũng sẽ mời mọi người ổn định vị trí và bắt đầu nhập tiệc bằng cách dẫn dắt câu chuyện tình yêu của cặp đôi.

  • Phần thực hiện nghi thức cưới: Cô dâu - chú rể cùng đại diện hai bên gia đình sẽ được MC mời lên sân khấu để cử hành một số nghi thức tiệc cưới theo truyền thống.

  • Phần đãi tiệc: Sau khi hoàn tất các nghi thức tiệc cưới, nhân viên phục vụ sẽ lên món ăn để khách mời chính thức nhập tiệc. Trong lúc đó, cô dâu - chú rể cũng sẽ lần lượt đến từng bàn để chúc rượu và bày tỏ sự cảm ơn.

  • Phần biểu diễn tiết mục chung vui: Một số tiệc cưới thường có thêm những tiết mục biểu diễn nhạc công hoặc vũ đạo nhằm tăng thêm không khí vui tươi và rộn ràng cho ngày trọng đại trong lúc quan khách thưởng thức những món ăn thơm ngon.

  • Phần tiễn khách và cảm ơn: Cuối cùng, sau khi buổi tiệc kết thúc cô dâu - chú rể cùng đại diện hai họ sẽ cùng nhau ra cổng chào để tiễn khách, tặng 1 số món quà nhỏ với ý nghĩa chia sẻ niềm vui, sự may mắn, cũng như gửi lời cảm ơn đến những người đã dành thời gian đến chung vui trong bữa tiệc trọng đại.

Chi phí tổ chức đám cưới nhà hàng gồm những hạng mục nào?


Với một quy trình tổ chức đám cưới nhà hàng cơ bản như trên sẽ có một số hạng mục thường phát sinh cố định như:


1. Chi phí thuê trung tâm tiệc cưới


Đối với các địa điểm tổ đám cưới trong nhà, chi phí thuê địa điểm thường sẽ có giá thấp hơn so với những không gian tiệc cưới ngoài trời, chiếm khoảng 10% tổng chi phí trong ngân sách tổ chức và thường được tính trên số lượng khách mời dự kiến.

Trong trường hợp số lượng khách mời lớn từ 20 bàn trở lên mức giá thuê sảnh sẽ có xu hướng thấp hơn so với các tiệc có số lượng khách mời ít chỉ từ 5 – 10 bàn. Tuy nhiên, phần phí thuê địa điểm này chỉ đặc biệt áp dụng cho các nhà hàng tiệc cưới rất cao cấp đến cao cấp, đối với những địa điểm cưới ở mức cận cao cấp hoặc phổ thông thì loại phí này đã mặc định có sẵn trong chi phí đặc tiệc.


2. Chi phí đặt thực đơn cưới


Thực đơn cưới thường có số lượng món từ 6 - 10 món bao gồm khai vị, món chính và món tráng miệng. Đây là hạng mục có chi phí gần như lớn nhất khi chiếm khoảng 50% tổng chi phí tổ chức đám cưới, giao động từ 2 triệu đến 10 triệu VNĐ một bàn tiệc 10 người và còn phụ thuộc vào mức độ đa dạng của nguyên liệu chế biến, số món ăn và quy mô thực khách.

3. Chi phí in thiệp mời


Tùy vào nhu cầu lựa chọn loại thiệp cưới thiết kế riêng hay mẫu có sẵn mà chi phí thiệp cưới trung bình của các cặp đôi thường rơi vào khoảng 5000VNĐ đến 30.000VNĐ/ 1 thiệp. Bên cạnh đó, giá thành in thiệp còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng giấy, số lượng, kích thước, phụ kiện đi kèm,....

4. Chi phí trang trí không gian tổ chức đám cưới


Hiện nay, mỗi sảnh đường của các trung tâm hội nghị - tiệc cưới đều đã được trang trí sẵn theo một vài concept đơn giản cố định. Tùy vào loại concept riêng theo sở thích của chủ nhân bữa tiệc, đội ngũ chuyên viên tư vấn thiết kế và thi công tại nhà hàng tiệc cưới sẽ có thể tính toán số lượng hoạt cảnh trang trí, bàn Gallery, phụ kiện, các loại hoa tươi… theo điều kiện kinh tế của cô dâu chú rể để, chi phí cho hạng mục này sẽ dao động từ 2 triệu đến 30 triệu VNĐ. Nếu không có yêu cầu đặc biệt thì các cặp đôi cũng có thể không cần tốn quá nhiều ngân sách tổ chức đám cưới cho phần chi phí này.

5. Chi phí phục vụ tiệc cưới và các dịch vụ khác


Mỗi buổi tiệc đều cần đến đội ngũ các nhân viên phục vụ món ăn, nước uống và phụ trách hướng dẫn quan khách trong tiệc. Phần chi phí này sẽ phụ thuộc vào số lượng khách mời và loại hình trung tâm tiệc cưới cặp đôi lựa chọn làm địa điểm tổ chức, thường có thể dao động từ 150.000 – 500.000 đồng/ khách.

Tiết kiệm chi phí tổ chức đám cưới nhà hàng chỉ với 5 bước


Mặc dù có hàng loạt hạng mục lớn nhỏ cần phải chuẩn bị nhưng cô dâu - chú rể vẫn nên đảm bảo chi phí tổ chức đám cưới bỏ ra đều hợp lý, tiết kiệm để ngày vui được trọn vẹn và suôn sẻ. Một vài lưu ý dưới đây có thể sẽ giúp các cặp đôi có cái nhìn tổng quan hơn trong việc chi tiêu cho đám cưới của mình:


1. Quyết định ngày cưới sớm


Lựa chọn và quyết định ngày thành hôn sớm sẽ giúp cặp đôi có thể đặt chỗ tổ chức đám cưới sớm tại nhà hàng với nhiều sự lựa chọn địa điểm, sảnh tiệc trong những dịp cuối tuần hoặc ngày lễ. Hơn thế nữa, các trung tâm tiệc cưới cũng thường có nhiều ưu đãi, quà tặng cho các khách hàng đặt chỗ sớm trước khi vào mùa cao điểm.

2. Chọn món ăn theo mùa


Menu cưới được ưu tiên lựa chọn dựa trên các nguyên liệu tự nhiên theo mùa vừa đảm bảo sự tươi ngon, vừa giúp tiết kiệm đáng kể cho chi phí tổ chức đám cưới nhà hàng thay vì phải chọn những món cao lương mỹ vị đắt đỏ và quý hiểm. Bên cạnh đó, cặp đôi cũng nên lưu ý đến các loại thức uống dùng phục vụ trong tiệc như rượu vang, bia, nước ngọt, nước suối,... bởi vì thực đơn cưới thường sẽ có phần thức uống đi kèm cố định, một vài trường hợp khách muốn gọi thêm có thể sẽ gây phát sinh thêm chi phí tổ chức đám cưới. Để hạn chế vấn đề này, cô dâu chú rể cũng có thể chủ động tham khảo những địa điểm cưới có tặng gói Refill miễn phí cho một số thức uống hoặc một số loại Menu.


3. Kiểm soát số lượng khách mời


Cặp đôi cũng đừng quên cân nhắc việc chỉ mời những bạn bè, người thân chắc chắn sẽ đến tham dự bữa tiệc chung vui vì số lượng khách có giới hạn vừa giúp không khí tiệc thêm phần ấm cúng, vừa giúp giảm bớt chi phí tổ chức đám cưới khi phải đặt thêm chỗ những khách mời không đến dự.

4. Tham khảo ít nhất 3 trung tâm tiệc cưới


Việc tham khảo trước 3 - 4 trung tâm tiệc cưới sẽ giúp cô dâu - chú rể có cái nhìn tổng quan về giá cả của thị trường cũng như dễ dàng cân nhắc, so sánh các hình thức khuyến mãi phù hợp với nhu cầu tổ chức của mình.


5. Mời bạn bè thân thiết tham gia vào các tiết mục biểu diễn


Thay vì phải lựa chọn MC hoặc các tiết mục biểu diễn từ phía nhà hàng tiệc cưới, cô dâu - chú rể cũng nên cân nhắc đến việc mời bạn bè thân thiết tham gia dẫn dắt và biểu diễn các tiết mục chung vui cho bữa tiệc, việc này vừa giúp không khí thêm phần gắn kết, sôi động và gần gũi lại vừa giúp tiết kiệm đáng kể phần chi phí thuê nhạc công từ bên ngoài.

Như vậy, qua bài viết trên Blog Cưới WEDDINGBOOK hy vọng bạn đọc đã có được góc nhìn chi tiết về các hạng mục quan trọng và cần thiết nhất trong phần chi phí tổ chức đám cưới nhà hàng để có thể dễ dàng phân chia và chi tiêu ngân sách hợp lý, giúp cho việc chuẩn bị bữa tiệc trọng đại giảm bớt áp lực và thêm phần trọn vẹn. Truy cập WEDDINGBOOK để tìm thêm nhiều ưu đãi đặt tiệc tại nhà hàng và sử dụng dịch vụ cưới khác nhé.
Bài Viết Nổi Bật
Hashtag
bottom of page