top of page

Thay thế cắt bánh cưới & rót rượu bằng 7 gợi ý thú vị

Đã cập nhật: 3 thg 9, 2023

Cắt bánh cưới & Rót rượu đám cưới là hai nghi thức quen thuộc thường thấy trong các đám cưới tại Trung tâm tiệc cưới. Tuy nhiên với xu hướng tổ chức tiệc cưới ngày nay, các cặp đôi hoàn toàn có thể sáng tạo ra nhiều nghi thức khác thú vị để thay thế. Hãy cùng WEDDINGBOOK khám phá 7 gợi ý thú vị dưới đây nhé!

Cắt bánh cưới & rót rượu có ý nghĩa gì trong tiệc cưới?


Tuy có nguồn gốc từ phương Tây, nhưng khi du nhập vào Việt Nam nghi thức Cắt bánh cưới & Rót rượu đều đã trở nên quen thuộc và mang một ý nghĩa đặc biệt riêng với hàm ý chúc phúc và cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với cuộc sống hôn nhân sắp tới của các cặp đôi theo quan niệm của người Việt về tình yêu, sự thủy chung và hạnh phúc gia đình.


1. Ý nghĩa của việc cắt bánh cưới


Trong nghi thức cắt bánh cưới, hình ảnh cô dâu - chú rể cùng nhau cắt và ăn miếng bánh đầu tiên thể hiện ý nghĩa của việc chung tay, chung sức cùng nhau làm mọi việc. Đánh dấu khoảnh khắc cả hai chính thức trở thành vợ chồng, từ nay về sau sẵn sàng đồng cam cộng khổ, sẻ chia những ngọt bùi đắng cay trong cuộc sống.

2. Ý nghĩa nghi thức rót rượu cưới


Rót rượu Sam-panh là nghi thức thường được thực hiện kế sau cắt bánh cưới. Chú rể sẽ mở nắp chai rượu đã được chuẩn bị sẵn và nắm tay cô dâu cùng nhau đổ rượu lên tháp ly pha lê lấp lánh. Từng dòng rượu ấm nóng rực rỡ lần lượt tràn ly chảy từ ly cao nhất xuống đến ly thấp nhất được xem là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu nồng nàn, luôn đong đầy và lãng mạn.


Có thể thay thế nghi thức cắt bánh cưới & rót rượu được không?


Với xu hướng tổ chức tiệc cưới ngày càng mang đậm phong cách cá nhân, các cặp đôi hoàn toàn có thể thay thế hai nghi thức cắt bánh cưới & rót rượu thường thấy bằng nhiều hoạt động khác với ý nghĩa tương đồng giúp tiệc cưới của đôi bạn thêm phần ấn tượng và mang màu sắc cá nhân độc đáo.

Gợi ý 7 hoạt động thú vị có thể thay thế cắt bánh cưới & rót rượu


Để thay thế nghi thức cắt bánh cưới & rót rượu, các cặp đôi có thể thử tham khảo 7 gợi ý thú vị và không kém phần ý nghĩa dưới đây từ khâu chuẩn bị cho đến phần nghi thức thực hiện do Blog Cưới WEDDINGBOOK tìm hiểu và tổng hợp:


1. Nghi thức trồng cây


Chuẩn bị cho nghi thức trồng cây trong đám cưới

  • 1 Chậu cây non chưa được lấp đầy đất

  • 2 Lọ đất trồng cây

  • 1 Bình tưởi cây cầm tay

  • Phụ kiện trang trí phù hợp nếu cần

Ý nghĩa nghi thức trồng cây trong đám cưới


Đề thay thế cho nghi thức cắt bánh cưới & rót rượu, trong hôn lễ cô dâu - chú rể sẽ cùng nhau ươm một chậu cây hoàn chỉnh bằng cách vun đắp đất và tưới nước cho cây. Nghi lễ này được thực hiện với ý nghĩa tượng trưng cho sự quan tâm và vun vé cho cuộc sống hôn nhân giống như cách một cây non được chăm sóc chu đáo sẽ trở nên tươi tốt và phát triển. Sau khi tiệc cưới kết thúc, các cặp đôi có thể mang chậu cây về để tiếp tục chăm sóc như một kỷ vật lưu giữ khoảnh khắc ngày cưới, cũng như gửi gắm những điều tốt đẹp về tình yêu mặn nồng và ngọt ngào theo năm tháng.

Nguồn ảnh: Pinterest

Tại Việt Nam, các loại cây được chọn cho nghi thức thường là cây Hạnh Phúc, Bạch Dương, Sồi, Tre, Phong, Liễu,... bởi vì tên gọi cũng như sức sống mãnh liệt và quan niệm mang lại sự may mắn trong cuộc sống được nhiều người biết đến.


2. Nghi thức đổ cát


Chuẩn bị cho nghi thức đổ cát trong đám cưới

  • 1 Bình hoặc khung rỗng để chứa cát

  • 2 Lọ cát màu khác nhau

  • Phụ kiện trang trí phù hợp nếu cần

Ý nghĩa nghi thức đổ cát trong đám cưới


Khoảnh khắc cô dâu - chú rể hòa lẫn hai lọ cát vào một chiếc bình duy nhất được quan niệm là hành động biểu trưng cho sự gắn kết không thể tách rời và tình yêu độc bản của cặp đôi. Màu sắc và hoa văn tạo thành ngẫu nhiên cũng được xem là một tổng thể hài hòa và duy nhất đại diện cho tình yêu của riêng đôi bạn.

Nguồn ảnh: Pinterest

3. Cùng nhau in dấu vân tay


Chuẩn bị cho nghi đổ cát trong đám cưới

  • 1 Bức trang mang ý nghĩa kỷ niệm hoặc bảng lời chúc được ghi bởi khách mời

  • 1 Hộp mực có màu sắc tùy chọn

  • Khăn lau tay

  • Phụ kiện trang trí phù hợp nếu cần

Ý nghĩa nghi thức in dấu vân tay trong đám cưới


Trong nghi thức này, cô dâu - chú rể sẽ cùng nhau lưu lại dấu vân tay trên bức tranh kỷ niệm có ý nghĩa đối với sự kiện ngày cưới của cặp đôi, đó có thể là tranh vẽ hoặc là bảng ký tên chúc tặng được tạo bởi tất cả khách mời tham dự. Việc lưu lại dấu vân tay biểu thị cho việc hòa trộn màu sắc cá nhân của cặp đôi trên một bức tranh hạnh phúc. Sau khi hôn lễ kết thúc, bức tranh có thể được treo tại nhà tân hôn của cả hai như một vật kỷ niệm lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ trong ngày trọng đại.

Nguồn ảnh: Pinterest

4. Nghi thức buộc nút


Chuẩn bị cho nghi thức buộc nút trong đám cưới

  • 2 Đoạn dây với chất liệu và màu sắc tự do

  • Phụ kiện trang trí phù hợp nếu cần

Ý nghĩa nghi thức thức buộc nút trong đám cưới


Trong nghi lễ đám cưới này, cặp đôi sẽ cùng nhau thắt nút thật chặt hai đoạn dây tượng trưng cho mối quan hệ của hai người trước sự chứng kiến của người thân, bạn bè và gia đình. Điều này thể hiện mong ước hạnh phúc lứa đôi cũng bền chặt và gắn kết mạnh mẽ như hai nút dây đã thắt.

Nguồn ảnh: Pinterest

5. Nghi thức thắp nến tân hôn


Chuẩn bị cho nghi thức thắp nến trong đám cưới

  • 1 Thân nến lớn màu sắc tự do

  • 2 Thân nến nhỏ màu sắc giống nhau

  • Dụng cụ mồi lửa

  • Phụ kiện trang trí phù hợp nếu cần

Ý nghĩa nghi thức thắp nến trong đám cưới


Cùng nhau thắp sáng một ngọn nến là nghi thức đặc biệt thể hiện sự hợp nhất và nuôi dưỡng ngọn lửa tình yêu mãi nồng cháy và ấm áp.

Nguồn ảnh: Pinterest

6. Nghi thức góp gạo


Chuẩn bị cho nghi thức góp gạo trong đám cưới

  • 1 Bình thủy tinh rỗng lớn

  • 2 Lọ nhỏ hơn đựng hai loại gạo khác nhau

  • Phụ kiện trang trí phù hợp nếu cần

Ý nghĩa nghi thức góp gạo trong đám cưới


Với nghi thức này, cô dâu - chú rể sẽ cùng lúc đổ gạo vào lọ, một loại lương thực tượng trưng cho cuộc sống ấm no và tài sản của người dân Việt Nam, khi hai loại gạo hòa trộn vào làm một cũng là khoảnh khắc hai con người xa lạ nhờ tình yêu mà chính thức về chung một nhà, cùng nhau "góp gạo thổi cơm chung" xây dựng tổ ấm hạnh phúc, bình yên và đủ đầy.

7. Nếm gừng, uống rượu giao bôi & trao tín vật truyền thống


Chuẩn bị cho nghi thức nếm gừng, uống rượu và trao tín vật trong đám cưới

  • 1 Ít gừng cắt lát mỏng

  • 2 Chén rượu

  • 2 Chiếc vòng tay tượng trưng cho tín vật hoặc đồ dùng có giá trị tương đương tùy chọn

  • Phụ kiện trang trí phù hợp nếu cần

Ý nghĩa nghi thức nếm gừng, uống rượu và trao tín vật trong đám cưới


Bên cạnh các nghi thức thay thế việc cắt bánh cưới & rót rượu lấy cảm hứng từ phương Tây, các cặp đôi có thể chọn cùng nhau khoác tay nếm gừng cay, uống chén rượu giao bôi và trao nhau những tín vật giá trị nhằm khẳng định sự gắn bó, tin tưởng và lời cam kết bên nhau trọn đời.

XEM THÊM:
Bài Viết Nổi Bật
Hashtag
bottom of page